Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục

Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục

Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục
Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng và giá điện sinh hoạt người dân chi trả cao hơn mức áp dụng với hộ sản xuất… là những bất cập được Đoàn giám sát nêu trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế giá điện để xử lý bất cập vẫn chưa hết loay hoay.

Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý. Ảnh: EVNBù chéo giá điện không đúng luậtGia đình chị Lê Thị Thuý Hạnh mở tiệm giặt là quần áo ở ngõ Hoa Bằng, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Mỗi tháng gia đình chị phải trả gần 3 triệu đồng tiền điện. Sau quyết định tăng giá điện 3% của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chị ước tính, gia đình mình sẽ phải trả thêm khoảng 300.000 đồng mỗi tháng. Việc tăng giá điện thời gian vừa qua theo chị Hạnh là tất yếu bởi giá nhiên liệu đầu vào trong thời gian qua tăng cao, nhưng, điều khiến chị thấy không ổn là giá điện sinh hoạt hiện nay của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp; giá điện của hộ dùng nhiều phải “gánh” cho hộ dùng ít. Việc bù chéo giá điện được xác định là bất cập từ nhiều năm nay nhưng chưa có phương án xử lý triệt để. Bất cập này cũng vừa được Đoàn giám sát nêu rõ trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) – cho biết, trong Luật Giá và Luật Điện lực không có cụm từ nào là “bù chéo”. Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ban hành năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng viết rõ “giá điện không được dùng bù chéo”. Như vậy, việc bù chéo giá điện vừa không minh bạch, không hợp lý với thực tiễn, vừa không đúng chủ trương của Đảng. “Khi người dân sử dụng điện theo thị trường điện lực, người dùng nhiều phải trả nhiều, người dùng ít trả ít; không có chuyện khách hàng đã dùng nhiều (phải trả tiền nhiều), lại còn phải chịu giá điện ở bậc cao (lên tới 3.457Kwh cho giá điện bậc 5), phải trả tiền nhiều hơn nữa. Không ai có quyền lấy của người này bù cho người khác, nên việc bù chéo là không hợp lệ và ít hiệu quả” – ông nói.TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – cho rằng, giá điện hiện nay không công bằng và hơn 10 năm qua đang có sự bù chéo phổ biến trong giá bán lẻ điện giữa các nhóm hộ tiêu dùng điện và trong nội bộ từng nhóm.Ví dụ, trong nhóm điện sinh hoạt, nhóm tiêu dùng nhiều điện bù cho nhóm tiêu dùng ít điện. Giữa các nhóm thì nhóm tiêu dùng sinh hoạt và nhóm kinh doanh phải trả giá cao hơn, nhóm các ngành sản xuất thường trả mức giá thấp hơn. Cơ chế giá điện hiện nay chưa tính đúng, tính đủ chi phí cùng với chính sách bù chéo làm cho giá bán lẻ điện trở nên méo mó, sai lệch.“Để giảm và tiến tới xóa bỏ bù chéo về giá bán lẻ điện cần thực hiện một mức giá bán lẻ đối với hộ tiêu dùng sinh hoạt và một mức giá bán lẻ đối với sản xuất kinh doanh, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” – ông nói.Cần rút ngắn bậc thang, tiến tới điện 1 giáĐể bảo đảm việc giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, cần thiết phải có lộ trình để xóa bỏ các hình thức bù chéo nêu trên và đề xuất đẩy nhanh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.Dưới góc nhìn của giới chuyên môn, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là cơ sở để đưa giá điện về một giá. Lúc đó, loạt bất cập trên sẽ được giải quyết.Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, ông Trần Việt Hòa – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực – nhận định, phương án đồng giá là không thể áp dụng nếu nhìn từ các mục tiêu định giá chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 29 Luật Điện lực, chính sách giá điện là “khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả”. Như vậy, việc áp dụng phương án giá sinh hoạt đồng giá là không phù hợp với thực tiễn cũng như quy định nêu trên tại Luật Điện lực hiện hành. Ông Hòa cho rằng, cần có lộ trình trước khi áp dụng phương án điện đồng giá.Hiện, biểu giá điện bán lẻ được chia thành 6 bậc thang, có mức giá từ 1.728-3.015 đồng/kWh (áp dụng từ ngày 4.5 sau khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920 đồng). Bộ Công Thương đang xin ý kiến giảm biểu giá điện bán lẻ xuống còn 5 bậc thang.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-doanh/lo-nhieu-bat-cap-gia-dien-van-loay-hoay-tim-huong-khac-phuc-1255406.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.