EVN, PVN, TKV bị nhắc tên vì hàng loạt dự án điện, khí chậm trễ, thua lỗ

EVN, PVN, TKV bị nhắc tên vì hàng loạt dự án điện, khí chậm trễ, thua lỗ

EVN, PVN, TKV bị nhắc tên vì hàng loạt dự án điện, khí chậm trễ, thua lỗ
Báo cáo “thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” của Đoàn giám sát chuyên đề năng lượng vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra nhiều dự án năng lượng trọng điểm chậm tiến độ, trong đó có các dự án của EVN, PVN, TKV. Hậu quả là có thể gây nên tình trạng mất cân đối năng lượng khu vực miền Bắc.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: PVNHàng loạt dự án điện chậm tiến độĐiển hình như dự án nhà máy điện Sông Hậu 1 với công suất 1.200 MW, mặc dù đã hoàn thành xây dựng và phát điện thương mại, nhưng dự án này bị chậm 3 năm so với tiến độ ban đầu.Đây là dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 5.2015, ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Dự án này cũng được phép thực hiện một số cơ chế cấp bách, đặc thù theo Quyết định số 2414 ngày 11.12.2013. Ngày 16.7.2022, toàn bộ nhà máy điện Sông Hậu hoàn thành xây dựng, phát điện thương mại.Với dự án nhà máy điện Thái Bình 2 – hiện tại đã được khánh thành và đi vào hoạt động, nhưng chậm tiến độ 8 năm so với dự kiến ban đầu. Nhà máy có công suất 1.200 MW, được Chính phủ giao cho PVN làm chủ đầu tư, được khởi công từ đầu năm 2011.Đối với các dự án nhà máy điện Long Phú 1 với công suất 1.200 MW, hiện đang được PVN tìm giải pháp tháo gỡ, tìm nhà thầu mới, nhưng nhận định của Đoàn giám sát của Quốc hội là “khó khăn vẫn còn rất lớn, chưa có khả năng xác định thời gian tái tiếp tục triển khai xây dựng”.Dự án nhiệt điện Long Phú 1, công suất 1.200 MW. Ảnh: LILAMATrong Quy hoạch điện VII điều chỉnh còn một số dự án chậm tiến độ, đó là 3 dự án đồng phát nhiệt điện Hải Hà (Quảng Ninh) quy mô 2.100 MW; dự án Formosa – Hà Tĩnh 2 quy mô 650 MW. Quy hoạch điện VIII đã cho phép lùi tiến độ các dự án này vào sau năm 2025.Đối với nhiệt điện khí, hiện nay cũng có nhiều dự án chậm tiến độ. Điển hình như dự án Trung tâm điện lực Ô Môn được đưa vào từ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, với quy mô 3.150 MW, gồm các nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III và IV.Dự án đầu tiên là Ô Môn I (660 MW) đã đi vào vận hành từ năm 2009. Quy hoạch điện VI dự kiến nhà máy điện Ô Môn III và IV (EVN được giao đầu tư) đưa vào năm 2013 – 2014. Tuy nhiên, khâu thượng nguồn (mỏ khí Lô B) bị chậm nhiều năm do thay đổi nhà phát triển mỏ, chuỗi dự án này đã được điều chỉnh giãn tiến độ nhiều lần.Gần nhất, Quy hoạch điện VII điều chỉnh dự kiến đưa chuỗi Lô B – Ô Môn vào năm 2023 – 2024, nhưng đến nay, cả chuỗi chưa thể khởi công do một trong các dự án thành phần bị chậm tiến độ. Nguyên nhân là dự án Ô Môn III chậm hoàn tất thủ tục vay vốn ODA Nhật Bản.Chuỗi khí – điện Cá Voi Xanh, gồm khâu thượng nguồn là mỏ khí Cá Voi Xanh; khâu trung nguồn là đường ống khí dự kiến từ mỏ cập bờ đến nhà máy xử lý khí tại Khu kinh tế Chu Lai – Quảng Nam và hạ nguồn gồm 5 nhà máy điện khí công nghệ tua bin chu trình hỗn hợp với tổng quy mô 3.750 MW,Quy hoạch điện VII điều chỉnh dự kiến đưa Chuỗi khí – điện Cá Voi Xanh thực hiện vào năm 2023 – 2024, song, hiện nay Quy hoạch điện VIII đã phải lùi sang sớm nhất là năm 2028.Mất cân đối về năng lượng khu vực miền Bắc do việc triển khai các dự án nguồn nhiệt điện than gặp khó khănTheo nhận định của Đoàn giám sát, cuối tháng 5, đầu tháng 6.2023 đã xảy ra tình trạng này, gây bức xúc xã hội. Các năm 2027 – 2030 có thể mất cân đối về năng lượng khu vực miền Bắc do việc triển khai các dự án nguồn nhiệt điện than gặp khó khăn… Nếu các nguồn truyền thống (nhiệt điện, thủy điện) giữ cân bằng hệ thống, ổn định cho lưới điện tăng chậm, sẽ có thể xảy ra nguy cơ mất an ninh cung cấp điện.Về trách nhiệm, đoàn giám sát cho rằng, các tập đoàn năng lượng lớn của nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PVN, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.Do vậy, các tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) chịu trách nhiệm chính đối với việc triển khai các dự án năng lượng được Nhà nước giao làm chủ đầu tư khi để xảy ra tình trạng chậm trễ, thua lỗ, thất thoát, lãng phí, đầu tư ra nước ngoài nhiều rủi ro mất vốn, có sai phạm đã được các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và điều tra đã, đang và sẽ chỉ ra trong thời gian tới.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-doanh/evn-pvn-tkv-bi-nhac-ten-vi-hang-loat-du-an-dien-khi-cham-tre-thua-lo-1254747.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.