Điều gì khiến EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023?
Nhờ tăng giá điện hồi đầu tháng 5, EVN dự kiến kéo giảm số lỗ trong 8 tháng năm 2023 xuống hơn 28.700 tỉ đồng, giảm khá nhiều so với mức lỗ hơn 35.400 tỉ đồng của nửa đầu năm. Một đại diện doanh nghiệp này khẳng định, lý do khiến EVN lỗ là vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tăng cao trong những tháng đầu năm 2023…
Kinh doanh dưới giá vốn, giá nhiên liệu cao là nguyên nhân chính khiến tập đoàn này lỗ. Ảnh: EVNBớt lỗ hơn 8.000 tỉ đồng sau 2 thángTrao đổi với Báo Lao Động về tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một đại diện tập đoàn này cho biết, theo số liệu báo cáo tài chính, 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.Một báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng khẳng định số lỗ 6 tháng năm 2023 của EVN hơn 35.400 tỉ đồng còn tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến hơn 28.700 tỉ đồng. Như vậy, cùng với số lỗ 26.500 tỉ đồng của năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỉ đồng.Việc tăng giá điện từ 4.5 lên 1.920,3732 đồng/kWh giúp EVN có thêm 8.000 tỉ đồng. Nhưng đại diện EVN khẳng định rằng so với những khó khăn về tài chính rất lớn của năm 2022 và 2023 do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao thì mức tăng doanh thu này chỉ bù đắp được một phần khó khăn về tài chính của EVN trong năm 2023.Đầu vào thị trường, đầu ra phi thị trườngTừ thông tin của đại diện EVN cho biết, lý do khiến doanh nghiệp này tiếp tục lỗ lớn trong 8 tháng năm 2023 là do kinh doanh dưới giá vốn; giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao trong mấy tháng đầu năm 2023 (mặc dù có giảm so với năm 2022). Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần nhìn nhận bản chất của câu chuyện giá điện trong thời gian qua.Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam – giá điện do Nhà nước quyết định. Giá điện vừa qua được vận hành theo quyết sách phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tác động ở mức thấp nhất đến sản xuất, đời sống nên phải xử lý theo hướng “đầu vào cho sản xuất hình thành giá điện thì theo thị trường nhưng đầu ra thì phi thị trường”.Vì thế, việc điều chỉnh giá điện “theo cơ chế thị trường” là điều đã được Bộ Công Thương đặt ra khi soạn thảo Luật Điện lực sửa đổi, đặc biệt là trong bối cảnh phương án chuyển đổi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia về Bộ Công Thương.Ông Nguyễn Đình Phước – Trưởng ban Tài chính Kế toán EVN – cho hay, theo quy định tại Quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, giá điện được điều chỉnh khi có sự biến động của giá nhiên liệu (than, khí). Giá khí do cơ quan Nhà nước quy định, biến động theo giá dầu HFSO, Brent thế giới. Giá than biến động theo thị trường than nhập. Tuy nhiên, giá điện hiện nay chưa được điều chỉnh đầy đủ và kịp thời (thực tế qua năm 2022 không được điều chỉnh giá điện và năm 2023 chỉ được điều chỉnh ở mức tối thiểu).Trường hợp nếu giá điện không điều chỉnh kịp thời trong khi giá các nhiên liệu đầu vào than, khí vẫn neo ở mức cao hoặc tăng lên, EVN sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng. Do đó, doanh nghiệp này đề nghị Nhà nước, Chính phủ xem xét các chính sách hỗ trợ miễn giảm các khoản thuế, phí; chỉ đạo các nhà cung cấp giảm giá than, khí.EVN không đồng tình việc tăng giá than cho sản xuất điệnMới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có văn bản gửi EVN về việc điều chỉnh tăng giá bán các loại than trong nước cho sản xuất điện. Về đề xuất của TKV, EVN cho rằng, năm 2022 và các tháng đầu năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của EVN và các đơn vị thành viên gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động tăng đột biến của giá nhiên liệu (giá than, giá khí, giá dầu). Vì vậy EVN đề nghị TKV xem xét không tăng giá than trong nước bán cho sản xuất điện, giá than trong nước trong phương án pha trộn với than nhập khẩu. C.N
Nguồn https://laodong.vn/kinh-doanh/dieu-gi-khien-evn-lo-gan-29000-ti-dong-trong-8-thang-nam-2023-1244301.ldo