EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng
Theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.

8 tháng đầu năm, EVN lỗ 28.700 tỉ đồng Ảnh: EVN
Như vậy, cùng với số lỗ 26.500 tỉ đồng của năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỉ đồng.Con số quá lớn, đó là đã cố gắng kéo giảm so với mức lỗ của nửa đầu năm là hơn 35.400 tỉ đồng.EVN đi từ năm này đến năm khác với những khoản lỗ nặng nề, vậy chẳng lẽ cứ để lỗ mãi, tiền đâu để bù đắp vào cho những khoản lỗ khổng lồ của một tập đoàn nhà nước.Theo giải thích của EVN, lý do khiến doanh nghiệp tiếp tục lỗ lớn trong 8 tháng năm 2023 là do kinh doanh dưới giá vốn; giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao trong mấy tháng đầu năm 2023.Nói cụ thể hơn, giá điện do nhà nước quyết định, nên cho dù đầu vào cao thì cũng không thể bán giá điện cao, phải bán dưới giá vốn, cho nên dẫn đến thua lỗ. Đúng là trước tình thế này, EVN rất khó khăn, giá đầu vào tăng theo thị trường nhưng giá đầu ra không theo quy luật đó.Chuyện chênh giá thành sản xuất với giá bán ra thì các cơ quan quản lý có thể kiểm tra, đánh giá và kết luận được. Đầu vào cho sản xuất hình thành giá điện là bao nhiêu, bán giá bao nhiêu, sẽ cho ra kết quả là bán dưới giá sản xuất hay không và tỉ lệ như thế nào. Căn cứ vào con số cụ thể để điều chỉnh giá điện phù hợp, công bằng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.Nhưng còn những thứ giá khác hình thành giá điện liệu có tính được không, ví dụ như quản lý.Có những doanh nghiệp do quản lý kém nên chi phí cao, thất thoát lớn, tất cả những chi phí đó được tính vào cho sản phẩm, đương nhiên giá thành phải cao. Liệu EVN có rơi vào tình trạng này không?Có những doanh nghiệp để xảy ra tiêu cực, chi tiêu mua sắm máy móc thiết bị không hiệu quả, kê giá ăn hoa hồng, tất cả đều tính vào giá thành sản phẩm. Làm cho rõ ràng tất cả những hợp đồng mua bán, để chứng minh sự minh bạch, lành mạnh của doanh nghiệp trong chi tiêu, mua sắm thiết bị mới thuyết phục được người tiêu dùng.Bởi vì, để người tiêu dùng bỏ thêm tiền vào bù cho giá điện được xem là dưới giá vốn, thì mọi con số phải khách quan, khoa học và “lành mạnh”.Nếu điều chỉnh giá điện “theo cơ chế thị trường” theo quan điểm Bộ Công Thương đặt ra khi soạn thảo Luật Điện lực sửa đổi, thì phải phá thế “độc quyền”, khi đó mới “thị trường” đúng nghĩa.

Nguồn https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/evn-thua-lo-nang-tang-gia-dien-de-bu-dap-la-khong-song-phang-1244373.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.