Độ rọi là gì? Nên quan tâm khi mua đèn năng lượng mặt trời
Một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng một sản phẩm đèn led tốt hiện nay chính là độ rọi, đặc biệt là trong các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời. Công thức nào để tính độ rọi cơ bản, phù hợp với từng loại bóng đèn. Người dùng nên dùng loại đèn gì có độ rọi chuẩn nhất, màu sắc và số lượng phù hợp để có không gian sống tốt nhất?
Độ rọi là gì?
Các chuyên gia nhấn mạnh, độ rọi chính là độ sáng được biểu thị tại một điểm khi sử dụng. Đây còn được gọi là độ quang thông tại diện tích bề mặt sử dụng ánh sáng mà con người cảm nhận được ánh sáng đó yếu hay mạnh. Đơn vị đo cơ bản của độ rọi chính là lux.
Độ rọi chính là yếu tố cần thiết cho việc chọn lựa các loại đèn hiện nay. Muốn có được loại đèn phù hợp với không gian sống, người dùng nên dựa vào thương hiệu, màu sắc, chủng loại, số lượng, góc chiếu, nhiệt độ màu, độ rọi … để mua hàng. dù cho bạn mua đèn theo sở thích, nhu cầu và do bất cứ lý do gì đi chăng nữa thì cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn về độ rọi. Mục đích chính của độ rọi chính là đảm bảo đủ lượng ánh sáng phục vụ cuộc sống tốt nhất.
Bên cạnh đó, rất nhiều người so sánh giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn điện không được như nhau bởi độ rọi 2 bên không giống nhau. Điều này hoàn toàn đúng bởi ánh sáng đèn điện có công thức tính độ rọi khác ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó chất lượng ánh sáng của 2 yếu tố này cũng không giống nhau. Do đó muốn có được ánh sáng đèn điện gần giống với ánh sáng tự nhiên thì nên tính theo công thức độ rọi để mua hàng chính xác.
Công thức tính độ rọi cơ bản hiện nay
Người dùng muốn có được không gian sống sáng, thoải mái thì nên biết tới công thức tính độ rọi. Nhờ công thức này người mua hàng sẽ mua được số lượng bóng đèn cần thiết. Đồng thời người dùng cũng sẽ không cần lãng phí mua quá nhiều bóng đèn, cũng không mua quá ít số lượng bóng so với quy định. Công thức tính độ rọi cơ bản bạn nên nắm trước khi mua bóng đèn:
- Độ rọi = ( Công suất đèn(W) x Quang thông (lm/w) x Số lượng sử dụng ) / Diện tích chiếu sáng (m2)
- Tức là: Lumens/ m2 = Lux
- Số lượng bóng đèn cần dùng = ( Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọi tiêu chuẩn ) / ( Công suất đèn x Quang thông )
Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên
Cho dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng từ đèn led cũng có trị số thay đổi nhất định. Tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày để biết được chỉ số tự nhiên đó khác nhau ra sao. Chính vì thế, khi sản xuất ra từng loại đèn chiếu sáng, các nhà khoa học cũng dựa vào chỉ số tự nhiên này. Mục đích chính của việc này chính là để chắc chắn loại đèn bạn chọn cung cấp lượng ánh sáng tự nhiên tốt nhất.
Nếu như tiêu chuẩn độ rọi cơ bản được áp dụng trong ánh sáng của các loại đèn văn phòng, đèn dân dụng… thì độ rọi tự nhiên lại áp dụng ngoài tự nhiên. Cụ thể:
- Độ rọi cơ bản của ánh sáng mặt trời dao động từ 32.000 lx tới 100.000 lx.
- Nếu thời tiết đẹp, dễ chịu thì độ rọi có thể rơi vào khoảng 400 lx. Tùy thuộc vào thời điểm đó là bình minh hay hoàng hôn.
- Độ rọi ánh sáng từ các ngôi sao khoảng 0,00005 lx.
- Độ rọi ánh sáng từ mặt trăng khoảng 1 lx.
- Độ rọi của ánh sáng văn phòng bình thường khoảng 400 lx.
- Độ rọi ánh sáng của các đài truyền hình, quay kỹ thuật số khoảng 1000 lx.
Độ rọi chính là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ánh sáng có phù hợp với không gian sống gia đình bạn hay không. Dựa vào công thức tính độ rọi và độ rọi ánh sáng tự nhiên như trên người dùng hoàn toàn có thể có được ánh sáng trong phòng khách tuyệt vời nhất. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ tiêu chí này để có phương án mua các loại đèn phù hợp với không gian sống gia đình mình.