[Tìm hiểu] Năng lượng tái tạo là gì? Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam

• nang luong tai tao 1

[Tìm hiểu] Năng lượng tái tạo là gì? Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Năng lượng tái tạo là vấn đề được rất nhiều người trên thế giới quan tâm, sử dụng. Những nguồn năng lượng này đang xuất hiện không hề ít và mang tới cho cuộc sống con người sự hiện đại, tiết kiệm và chất lượng sống tốt hơn hẳn. 

Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo là gì?

Được đánh giá là nguồn năng lượng liên tục, tái tạo nhiều lần, năng lượng tái tạo đã và đang được người dân trên thế giới coi trọng. Trên toàn cầu, có khoảng 16% dân cư sử dụng nguồn năng lượng này. Các chuyên gia đánh giá rằng người dân sử dụng nguồn năng lượng sinh khối truyền thống chiếm khoảng 10%, thủy điện chiếm 3,4% và số năng lượng còn lại chỉ chiếm 3% (gió, nhiên liệu sinh học, mặt trời…). Tuy nhiên số lượng các quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng nhiều. Hiện nay, có khoảng hơn 30 quốc giá sử dụng hoàn toàn nguồn năng lượng này để sinh hoạt và cung cấp năng lượng làm việc mỗi ngày.

Ưu điểm chính của năng lượng tái tạo chính là:

  • Dễ dàng tái tạo lại;
  • Nguồn năng lượng phong phú, bền vững và giàu có;
  • Dễ dàng dùng tại nhiều địa hình, nhiều khu vực khác nhau.
  • Đồng thời không gây tiếng ồn, không gây hại cho người khác và môi trường xung quanh.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới để dùng năng lượng này.

Năng lượng không thể tái tạo là gì?

So với năng lượng tái tạo thì người dùng trên thế giới không hoan nghênh loại năng lượng không tái tạo này. Đây là dạng năng lượng tạo ra từ các nguồn nhiên liệu “bẩn” như than đá, hóa thạch, dầu khí… Nguồn năng lượng này một khi đã sử dụng thì không thể tái tạo lại được và hoàn toàn biến mất theo thời gian. Những năng lượng này được xem như “thức ăn liền” chỉ dùng một lần và bỏ đi.

Nguồn năng lượng không thể tái tạo xuất hiện ở khắp nơi trên trái đất. Tất cả các quốc gia đều có nguồn năng lượng này tồn tại và sử dụng nhiều.  Hiện nay sự ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cao hơn so với nguồn năng lượng không tái tạo. Điều này giúp cho nhiều quốc gia trên thế giới có thể giảm sự phụ thuộc năng lượng ở các nước có điều kiện về năng lượng hóa thạch.

Những nguồn năng lượng không tái tạo có thể gây “bẩn” và nguy hiểm cho môi trường sống. Nếu sử dụng nguồn năng lượng này dài ngày rất có khả năng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Đó có thể là: phá rừng gây lũ, động đất, ô nhiễm môi trường, rò rỉ dầu khí khiến ô nhiễm nước – không khí…

Một số năng lượng không thể tái tạo được dùng nhiều:

  • Năng lượng sinh khối (bao gồm các loại gỗ, cây cối…). Nghe có vẻ nhầm tưởng đây là năng lượng sạch nhưng khi đốt cháy các loại cây cối, gỗ thì lượng Co2 thải ra cao hơn cả năng lượng hóa thạch thải ra môi trường.
  • Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro.
  • Năng lượng địa nhiệt
  • Các dạng năng lượng tái tạo khác: thủy triều, phản ứng tổng hợp hydro…

Nếu như bạn đang suy nghĩ phụ thuộc 100% vào năng lượng không thể tái tạo thì cũng không hẳn điều đó đúng hoàn toàn. Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới mục tiêu trở thành đất nước xanh. Họ dần thay thế năng lượng không thể tái tạo thành năng lượng tái tạo được như sử dụng cửa sổ năng lượng mặt trời, các thiết bị chiếu sáng đèn năng lượng mặt trời, sử dụng cả máy bay chạy bằng điện mặt trời…

Các nguồn năng lượng tái tạo có mặt ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có đầy đủ và đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có trong thiên nhiên cho người dùng khai thác. Điều kiện địa lý, vị trí và thiên nhiên, khí hậu thuận lợi cho nên Việt Nam phát triển nguồn năng lượng này khá mạnh mẽ. Bao gồm:

Thủy điện

Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, chằng chịt và lưu lượng nước lớn. Chính vì thế đây là nguồn năng lượng thủy điện tiềm năng rất có ích và đảm bảo khả thi khi sử dụng nhất hiện nay. Tổng số lượng điểm năng lượng thủy điện được xây dựng và phát triển trên cả nước là hơn 1000 điểm có quy mô vừa – nhỏ – lớn từ 100kw – 300MW. Hầu hết các gia đình Việt sử dụng điện từ nguồn năng lượng lượng thủy điện này.

Tham khảo thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thủy_điện

Năng lượng gió

Trên thế giới, năng lượng điện được phát ra từ gió được sử dụng khá nhiều. Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng có lợi cho môi trường, không gây ra bất cứ tác hại nào. Tuy nhiên tại Việt Nam thì việc khai thác nguồn năng lượng này vẫn khá thấp. Nguyên nhân là bởi lượng gió hàng năm Việt Nam thu về không cao và lưu lượng gió không đều. Dẫn tới khó tạo ra nguồn năng lượng điện để sử dụng như năng lượng thủy điện.

Năng lượng sinh khối

Đây là dạng năng lượng vô cùng đặc biệt được nhiều quốc gia sử dụng. Năng lượng tái tạo sinh khối sử dụng các nguyên liệu đa dạng như sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp như bã cây, chất thải nông nghiệp, viên nén gỗ, mùn cưa… Mỗi năm Việt Nam sản xuất được khoảng 43 – 46 triệu TOE từ nguồn năng lượng này.

nhiên liệu sinh khối
nhiên liệu sinh khối

Năng lượng mặt trời

Không bàn cãi nhiều, năng lượng tái tạo từ mặt trời là một trong những loại năng lượng được người dân Việt Nam sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Việt Nam là quốc gia nằm trong khoảng 80 – 230 độ vĩ Bắc, độ nắng trung bình hàng năm lên khoảng 2000 – 2500 giờ/năm. Mỗi năm có tới 150Kcal/cm2 tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình được tạo ra. Chính vì thế hiệu quả tạo ra năng lượng điện mỗi năm của năng lượng mặt trời khoảng 43.9 tỷ TOE/năm.

Nguồn điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời cực kỳ dồi dào và đầy tiềm năng, đặc biệt các tình phía nam nước ta.

Tìm hiểu thêm: Năng Lượng Mặt Trời Là Gì, Cách Mà ánh Sáng Tạo Ra điện

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng rất có lợi đối với đời sống hàng ngày của người dân. Không những giúp tiết kiệm chi phí mà nguồn năng lượng này còn giúp an toàn cho người dùng, đảm bảo vệ sinh và thân thiện với môi trường. Chắc chắn rằng khi người dùng đã sử dụng nguồn năng lượng này sẽ tiết kiệm tối đa tiền của mà mình bỏ ra cho điện năng tiêu thụ hàng tháng.

 

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.