Cường độ bức xạ là gì ? – Ảnh hưởng khi lắp điện mặt trời ra sao

• cuong do buc xa nang luong mat troi

Cường độ bức xạ là gì ? – Ảnh hưởng khi lắp điện mặt trời ra sao

 

 Lượng điện được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời phụ thuộc rất lớn vào bức xạ mặt trời. Tuy nhiên nếu bạn chưa hiểu bức xạ mặt trời là gì? Cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam là bao nhiêu? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa để có thông tin chi tiết. 

Cường độ bức xạ mặt trời là gì?

Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ được dùng để chỉ dòng vật chất và năng lượng được phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời chính là năng lượng chính cho các quá trình quan trọng diễn ra trên trái đất như: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Đặc biệt là giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho mọi hành tinh trong hệ mặt trời. Yếu tố này có thể chuyển đổi thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho đời sống thông qua công nghệ. 

ban do buc xa viet nam | Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa
Bản đồ cường độ bức xạ Việt Nam

Để có được một bản độ bức xạ chính xác, các nhà khoa học sẽ phải tiến hành đo lượng ánh sáng của mặt trời ở nhiều khu vực cũng như nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ đó mới ước tình được lượng ánh sáng mặt trời ở các khu vực có cùng vĩ độ cùng với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ cho hệ thống điện năng lượng mặt trời thường được tính bằng đơn vị là kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).

cuong do buc xa nang luong mat troi | Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa
Cường độ bức xạ mặt trời là gì?

Cường độ bức xạ mặt trời cả nước là bao nhiêu?

Cường độ bức xạ mặt trời trên cả nước có sự chênh lệch nhau. Tùy vào địa hình, khu vực mà cường độ sẽ có thay đổi. Cụ thể như sau: 

Cường độ bức xạ vùng Tây Bắc

Ở vùng Tây Bắc cường độ bức xạ mặt trời nắng nhiều vào tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất là vào các tháng 4,5 và 9,10. Những tháng 6,7 rất ít nắng thay vào đó có nhiều mây và mưa. Bởi vậy lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày. Và trung bình mức bức xạ trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

Ở vùng núi cao khoảng 1500m trở lên thì sẽ có ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, đặc biệt vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình khá thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày). 

Cường độ bức xạ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Ở khu vực này có nhiều nắng vào tháng 8. Thời gian có nắng kéo dài nhất là vào các tháng 4, 5 và 9, 10. Các tháng 6, 7 thì ít nắng hơn thay vào đó là có nhiều mây và mưa. Lượng tổng bức xạ trung bình ngày lớn nhất sẽ vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày. Trung bình lượng bức xạ trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

Ở vùng núi cao khoảng 150m trở lên thì sẽ có ít nắng, thay vào đó mây phủ và có mưa nhiều. Đặc biệt là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình khá thấp nhỏ hơn 3,489 kWh/m2/ ngày. 

Cường độ bức xạ vùng Trung Bộ

Ở vùng Trung Bộ từ Quảng Trị đến Tuy Hòa thời gian  nắng nhiều nhất là vào tháng giữa năm với thời gian từ 8 đến 10h/ngày. Từ tháng 3 đến tháng 9 thì thời gian có nắng từ 5 đến 6h/ngày. Tổng lượng bức xạ trung bình sẽ trên 3,489 kWh/m2/ngày. Có ngày lượng bức xạ đạt đến 5,815 kWh/m2/ngày. 

Cường độ bức xạ vùng phía Nam

Vùng phía Nam quanh năm có nắng dồi dào. Trong các tháng từ 1, 3, 4 sẽ có nắng từ 7h sáng đến 17h chiều. Cường độ bức xạ trung bình sẽ lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt ở các khu vực như Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm. 

Các chỉ số cường độ bực xạ được tham khảo từ nguồn website nangluongvietnam: Cập nhật số liệu khảo sát cường độ bức xạ mặt trời ở Việt Nam

Cách tính số giờ nắng chính xác

Để tính sản lượng điện chính xác thì cần phải tính được số giờ nắng cụ thể. Dưới đây là công thức tính số giờ nắng mà các bạn có thể áp dụng: 

E = A * r * H * F

Ngoài ra có thể áp dụng theo công thức sau đây để thực hiện nhanh chóng: 

E = Q * H * f

Trong đó:

  • E: Được hiểu là sản lượng điện mặt trời trung bình trong ngày, tháng, năm được tính là (kWh)
  • A: Là tổng diện tích của tấm pin năng lượng mặt trời đơn vị tính là m2.
  • r: Là hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời tính bằng %. 
  • F: Là hệ số tổn thất trong quá trình chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều dựa trên biến tần Inverter. Một số lý do hao tổn cụ thể như sau: Do đường dây dẫn, bụi bẩn, đổ bóng, nhiệt độ, thời tiết…
  • H: Chính là cường độ bức xạ mặt trời tính trong ngày, tháng, năm, đơn vị tính  là (kWh/m2)
  • Q: Đây là công suất của toàn hệ thống pin năng lượng mặt trời đơn vị tính là (kWp). 
Hệ thống điện mặt trời lớn mà Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa đã lắp đặt
Hệ thống điện mặt trời lớn mà Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa đã lắp đặt

Bài viết trên đây là thông tin về cường độ bức xạ mặt trời chi tiết mà Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa chia sẻ đến các bạn. Đây là khái niệm quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời vào đời sống. Hy vọng những chia sẻ này sẽ bổ ích cho bạn. 

 

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.