Trao quyền cho địa phương lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió

Trao quyền cho địa phương lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió

Trao quyền cho địa phương lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió
Việc lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ sẽ do địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm.

Một trong những nội dung đáng chú ý của tờ trình là các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và thủy điện nhỏ được phân bổ tổng công suất tới từng địa phương. Ảnh: Trung NamHuy động gần 135 tỉ USD cho dự án điệnBộ Công Thương vừa có tờ trình số 6046 gửi Chính phủ, đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế tài chính, huy động số vốn lên tới gần 135 tỉ USD đầu tư cho các dự án nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng phê duyệt.Theo đó, nhiệm vụ của Bộ Công Thương là chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả, tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội.Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo, sớm trình Quốc hội thông qua. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp.Điện gió, điện mặt trời được ưu tiên phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn LongBộ Công Thương chủ trì, tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư các nhà máy điện than đang trong quá trình triển khai đầu tư, rà soát kỹ các quy định của pháp luật các cam kết, thoả thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các dự án.Theo tính toán của Bộ Công Thương, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện giai đoạn 2021-2025 lên tới 57,1 tỉ USD, trong đó nguồn điện 48,1 tỉ USD, lưới truyền tải 9,0 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 cần khoảng 77,6 tỉ USD, trong đó nguồn điện 71,7 tỉ USD, lưới truyền tải 5,9 tỉ USD.Như vậy, tổng nguồn vốn đầu tư cho nguồn điện đến năm 2030 là 134,7 tỉ USD. “Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư ngành điện sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công”, tờ trình nêu rõ.Phân trách nhiệm duyệt điện mặt trời, điện gió cho địa phươngMột trong những nội dung đáng chú ý của tờ trình là các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và thủy điện nhỏ được phân bổ tổng công suất tới từng địa phương, không tính toán cụ thể tới từng dự án nguồn điện.”Việc lựa chọn dự án cụ thể (quy mô công suất, vị trí, phương án đấu nối…) sẽ do địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm”, tờ trình nêu.Bộ Công Thương cũng giải thích lý do các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và rác, thủy điện nhỏ không phân đến cấp độ dự án. Đó là thiếu các cơ sở để xếp hạng dự án ưu tiên, trong đó có 2 tiêu chí quan trọng chưa xác định được gồm: tình trạng pháp lý của dự án, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; giá điện và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.Theo cơ quan này, số lượng các dự án năng lượng tái tạo cần đánh giá rất lớn, quy mô công suất đa dạng, từ vài MW, vài chục MW đến vài nghìn MW.Theo văn bản các tỉnh cung cấp số liệu lập Kế hoạch Quy hoạch điện VIII, số dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ do các địa phương đề xuất là trên 2.000 dự án. Nhiều dự án chưa xác định được vị trí nên chưa biết phương án đấu nối vào lưới điện.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-doanh/trao-quyen-cho-dia-phuong-lua-chon-du-an-dien-mat-troi-dien-gio-1237704.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.