Đề nghị làm rõ nguyên nhân lỗ của EVN trong năm 2023

Đề nghị làm rõ nguyên nhân lỗ của EVN trong năm 2023

Đề nghị làm rõ nguyên nhân lỗ của EVN trong năm 2023
Trong năm 2023, đề nghị làm rõ nguyên nhân gây ra khoản lỗ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển năng lượng (trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN); nghiên cứu, đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền các giải pháp xử lý dứt điểm, không để tình trạng rủi ro, mất cân đối tài chính.

EVN lỗ nặng trong thời gian qua. Ảnh: EVNLàm rõ khoản lỗ của EVN trong năm 2023Đó là một trong những nội dung được Đoàn giám sát chỉ ra trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.Theo đoàn giám sát, giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh gần đây nhất là ngày 4.5.2023, sau hơn 4 năm trong khi giá nhiên liệu đầu vào tăng nhiều lần.Từ cuối năm 2021, giá than nhập khẩu đã tăng và đến giữa năm 2022 đã vượt mức 160 USD/tấn. Than trong nước bán cho ngành điện tuy bị kiểm soát không được tăng giá, nhưng vì đảm bảo số lượng và chất lượng cho từng loại nhà máy phát điện nên phải trộn than nhập khẩu và chịu tăng giá theo tỉ lệ than nhập khẩu.Tỉ lệ điện than trong cơ cấu sản lượng điện toàn quốc năm 2022 chiếm 39%. Giá mua điện gió và mặt trời cũng cao hơn giá bán lẻ trung bình. Giá điện khí cũng tăng một phần, tuy vẫn thấp hơn giá quốc tế. Như vậy, đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua theo giá thị trường nhưng đầu ra ổn định, không tăng từ 2019 nên gây thua lỗ nặng cho EVN ở mức trên 26 nghìn tỉ đồng trong năm 2022.Trong năm 2023, giá nhiên liệu đã giảm so với thời gian trước, tuy nhiên, EVN vẫn lỗ tới gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023. Đoàn giám sát chuyên đề năng lượng của Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và kết luận, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng.Đặc biệt, trong năm 2023, làm rõ nguyên nhân gây ra khoản lỗ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển năng lượng trong thời gian vừa qua (trong đó có EVN lỗ tới gần 29.000 tỉ đồng).Nghiên cứu, đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền các giải pháp xử lý dứt điểm, không để tình trạng rủi ro, mất cân đối tài chính.Đồng thời tăng cường trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các bộ quản lý ngành và các địa phương, chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, trọng tâm là công tác giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các dự án lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.Điều chỉnh giá bán lẻ điện phù hợp với biến động thực tếĐoàn giám sát cũng đề nghị điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào, giá nguyên nhiên liệu, tỉ giá, thị trường điện, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.Đồng thời bù đắp được chi phí và lợi nhuận hợp lý để bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm giá điện minh bạch để kiểm tra, kiểm soát.Sớm luật hóa việc điều hành giá bán lẻ điện theo tinh thần “xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định”, không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền, rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá điện; điều hành giá bán lẻ điện linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường.Nói về khoản lỗ gần 29.000 tỉ trong 8 tháng năm 2023 của EVN, ông Nguyễn Xuân Nam – Phó tổng giám đốc EVN cho biết, tập đoàn được Đảng, Chính phủ và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ, mục tiêu hơn là chỉ mục tiêu kinh tế. Nhiệm vụ căn bản nhất là cung ứng đủ điện cho đất nước, cho phát triển kinh tế.EVN cũng đang nỗ lực để cung cấp điện cho cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Khi đầu tư để thực hiện hoạt động này, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/kWh, tuy nhiên, hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/kWh.”Đây là một ví dụ cho câu chuyện hiện nay mà EVN đang phải đối mặt. Vì phục vụ cuộc sống người dân là ưu tiên hàng đầu, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó nên EVN chấp nhận việc giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá mua vào”, ông Nam nói.Lãnh đạo EVN thông tin thêm 2022 là một năm rất khó khăn đối với tập đoàn do những sự bất ổn địa chính trị ở trên thế giới. Khi chiến tranh Nga – Ukraine xảy ra, các mặt hàng đầu vào phục vụ cho sản xuất điện như than, khí, dầu… tăng đột biến.Có thời điểm, giá than đã tăng gấp 5 lần, lên đến 400 USD/tấn. Giá dầu cũng tăng gấp đôi. Điều này khiến giá vốn sản xuất điện tăng lên, đẩy giá điện mua vào cũng tăng theo, gây ra những khó khăn tài chính cho EVN. Sang đến năm 2023, giá các mặt hàng cũng đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao.”Mặc dù giá điện đã được tăng 3% nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần nào”, ông Nam nói.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-doanh/de-nghi-lam-ro-nguyen-nhan-lo-cua-evn-trong-nam-2023-1254462.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.