Áp lực trả nợ, hàng loạt doanh nghiệp điện mặt trời nộp đơn kiến nghị

Một dự án điện mặt trời ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh T.T

Áp lực trả nợ, hàng loạt doanh nghiệp điện mặt trời nộp đơn kiến nghị

Nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Gia Lai đã làm đơn tập thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như cơ chế điều hành bất cập của ngành Điện lực. Phần lớn doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng để làm dự án, hiện đang áp lực trả nợ gốc lẫn tiền lãi hàng tháng.

Nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Gia Lai đã làm đơn tập thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như cơ chế điều hành bất cập của ngành Điện lực. Phần lớn doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng để làm dự án, hiện đang áp lực trả nợ gốc lẫn tiền lãi hàng tháng.

Đơn kiến nghị tập thể của hơn 40 doanh nghiệp đã đầu tư điện mặt trời tại Gia Lai có nơi nhận là Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các cơ quan báo chí và các đơn vị ở tỉnh Gia Lai gồm Tỉnh uỷ, UBND, Điện lực, Công an tỉnh.

Theo các doanh nghiệp điện mặt trời tại Gia Lai, việc cắt giảm công suất điện mặt trời, nguyên nhân chủ quan thuộc về các cơ quan chức năng của ngành điện. Cụ thể như công tác dự báo, quy hoạch phát triển điện mặt trời của các cơ quan chức năng của ngành điện còn hạn chế, thiếu chính xác.

Một dự án điện mặt trời ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh T.T
Một dự án điện mặt trời ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.T

Hệ thống truyền tải, cơ sở hạ tầng phục vụ truyền tải điện của ngành điện chưa phát triển đồng bộ với việc phát triển điện mặt trời. Công tác điều hành phát điện giữa các nguồn phát điện (điện mặt trời, điện than, thủy điện…) còn chưa thật hợp lý.

Hầu hết hơn 90% doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời ở tỉnh Gia Lai đều phải huy động vốn từ nguồn vay vốn ngân hàng thương mại (từ 70% – 80% tổng mức đầu tư). Vì vậy, áp lực trả nợ gốc và lãi vay dự án của doanh nghiệp hàng tháng là rất lớn.

Theo phương án tính toán tài chính, hiệu quả của dự án thì dự án chỉ đảm bảo trả được nợ vay khi hoạt động đúng công suất thiết kế và đặc biệt trong các tháng mùa khô.

Do đó, trường hợp EVN đề nghị các chủ đầu tư phải tiết giảm, sa thải công suất phát điện của dự án từ 50% – 70% trong các tháng cuối năm 2021 sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với các nhà đầu tư điện mặt trời.

Hậu quả, các chủ đầu tư không có nguồn trả nợ vay đúng theo hợp đồng đã ký, gây lãng phí cho doanh nghiệp và xã hội. Trường hợp các chủ đầu tư điện mặt trời và hệ thống các Ngân hàng thương mại cho vay sẽ đồng loạt khởi kiện các Công ty điện lực vi phạm Hợp đồng mua bán điện và đề nghị bồi thường thiệt hại sẽ gây bất ổn an ninh xã hội.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-te/ap-luc-tra-no-hang-loat-doanh-nghiep-dien-mat-troi-nop-don-kien-nghi-955801.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.