Tiêu chuẩn RoHS là gì? Tại sao lại in trên đèn led năng lượng mặt trời.
Tiêu chuẩn Rohs là gì? Chúng có vai trò gì đối với các doanh nghiệp muốn tiêu thị sản phẩm trên thị trường EU? Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này như thế nào? Yêu cầu của chúng ở Việt Nam và thế giới ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của chúng tôi.
Tham khảo thêm:
- Cách giúp tăng tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời
- Độ rọi là gì? Nên quan tâm khi mua đèn năng lượng mặt trời
- Chỉ số IP là gì? Cấp bảo vệ IP (IP54, IP55, IP65, IP68, IP69) là gì?
Và vì sao đèn led năng lượng mặt trời lại ghi và cần đặt tiêu chuẩn RoHS so với các đèn khác…
Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS chính là từ viết tắt của Restriction of Certain Hazardous Substances. Theo tiếng Việt thì từ này có nghĩa là hạn chế các chất độc hại. Tiêu chuẩn này có tác động đến toàn bộ các ngành công nghiệp. Tuy nhiên phổ biến nhất đó là trong ngành công nghiệp điện tử và các sản phẩm về điện khác.
Ban đầu RoHS còn được gọi là chỉ thị 2002/95/EC. Chúng được liên minh Châu Âu thông qua vào năm 2003 và được thực hiện vào tháng 7 năm 2006. Điều này đã đưa ra yêu cầu hạn chế vật chất nguy hiểm trên sản phẩm, thiết bị. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của châu Âu cấm các loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe của con người.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn RoHS
RoHS cũng được quy định phạm vi áp dụng nhất định với nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Chủ yếu là các thiết bị điện tử mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày. Phạm vi của tiêu chuẩn này được áp dụng đối với 11 nhóm sản phẩm đó là:
- Đối với đồ gia dụng có dung tích lớn như tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt.
- Những đồ gia dụng nhỏ như máy sấy tóc, máy hút bụi, quạt…
- Các thiết bị chiếu sáng như bóng đèn LED trong đèn năng lượng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang,
- Các sản phẩm điện tử viễn thông như máy tính, laptop, ipad điện thoại, bộ xử lý trung tâm..
- Thiết bị tiêu dùng như ti vi, đàn piano, các nhạc cụ…
- Dụng cụ điện điện tử như máy may, máy hàn, máy khoan..
- Dụng cụ dùng trong y khoa như máy trợ khí, máy siêu âm…
- Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí như bảng điều khiển game, máy game…
- Máy chế biến tự động như máy pha đồ uống, máy xay sinh tố…
- Dụng cụ kiểm soát và quan sát như máy hút khói, lò sưởi…
- Thiết bị bán dẫn như mạch điện tử, chip điện tử…
6 chất độc hại tiêu chuẩn RoHS khuyến cáo không sử dụng với thiết bị điện tử
Trong tiêu chuẩn của RoHS quy định có 6 chất độc hại nên hạn chế dùng để sản xuất các loại thiết bị điện cũng như điện tử. Đó là:
- Thủy ngân (Hg): Chất thủy ngân có tính độc và được dùng trong sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in vì chúng có khả năng dẫn nhiệt tốt.
- Cadmium (Cd): Đây là kim loại có chứa độc tính, được dùng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm…
- Crom hóa trị 6 (Cr, Hexavalent Chromium): Chất này được ứng dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, sản xuất thép không gỉ…
- Polybrominated Biphenyls (PBBs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được dùng trong sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện.
- Polybrominated Biphenyls Ethers (PBDEs – một hợp chất của Brom): Chất này thường có trong các thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in và các tụ điện.
Tiêu chuẩn RoHS trên thiết bị chiếu sáng Việt Nam
Ở mỗi khu vực sẽ được quy định về tiêu chuẩn RoHS khác nhau. Dưới đây là thông tin về yêu cầu tiêu chuẩn tại Việt Nam bạn có thể tham khảo:
- So với các sản phẩm đèn huỳnh quang hay đèn truyền thống, thì đèn năng lượng mặt trời chính hãng mang tính năng vượt trội về chất lượng ánh sáng và mẫu mã. Đặc biệt còn đạt tiêu chuẩn RoHS cũng là lợi thế của sản phẩm này.
- Việc cung cấp đèn led tiêu chuẩn RoHS được nhiều đơn vị kinh doanh đèn led thực hiện. Sản phẩm không chỉ có đa dạng mẫu mã mà còn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn RoHS.
- Hầu hết các sản phẩm đèn LED đều không tồn tại 6 chất độc hại được kể ở trên. Vì vậy chúng đạt tiêu chuẩn RoHS của liên minh Châu Âu và khách hàng cũng có thể yên tâm sử dụng.
Nội dung trên đây đã giúp bạn tìm hiểu về tiêu chuẩn RoHS là gì? Đồng thời cũng chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích khác về phạm vi áp dụng, các chất độc hại mà tiêu chuẩn này khuyên không nên dùng… rất chi tiết. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã có thêm nhiều kiến thức bô ích.