Phát triển điện mặt trời tại việt nam
Điện mặt trời từ lâu đã được các nước phát triển chú trọng đầu tư và đưa vào sử dụng. Đây được coi là nguồn năng lượng chính trong tương lai khi các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang cạn kiệt dần. Có rất nhiều yếu tố để chúng ta phát triển nguồn năng lượng xanh này.
Điện mặt trời áp mái – lắp đặt trên mái nhà – Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa
Tham khảo thêm gpsolar
Trong đó không thể bỏ qua việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế nó mang lại. Vậy phát triển điện mặt trời tại việt nam đang có những cơ hội và thách thức nào?. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Cơ hội phát triển điện mặt trời tại Việt nam
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hiệp hội năng lượng sạch Việt nam. Nước ta là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa. Nơi có lượng ánh năng mặt trời chiếu sáng trong top nhiều nhất trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình ở nước ta hàng năm lượng bức xạ mặt trời sẽ dao động từ 4,3 đến 5,7 triệu kWh/m2. Trong đó những vùng như tây nguyên,nam trung bộ số giờ nắng sẽ đạt được từ 2000 đến 2600 giờ mỗi năm. Lượng bức xạ mặt trời tính trung bình khoảng 150kcal/m2 chiếm khoảng 2000 đến 5000 giờ mỗi năm.
Theo đó ước tính tiềm năng lắp đặt điện mặt trời mang lại trên lý thuyết là khoảng 43,9 tỷ TOE. Theo triển vọng và kế hoạch đưa ra năm 2020 dự kiến khai thác điện mặt trời được khoảng 850MW. Vào năm 2025 tổng điện mặt trời khai thác ước tính sẽ tăng lên 4.000MW. Và dự tính đạt được 12.000MW điện từ năng lượng mặt trời trong năm 2030.
Phải nói cơ hội và tiềm năng để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đang rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội phát triển điện mặt trời chúng ta vẫn đang gặp những thách thức và khó khăn rất lớn.
Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta
Dù có tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên đến hiện tại việc khai thác và đưa vào sử dụng ngành năng lượng này còn chưa đáng kể. Đến mãi năm 2014 nước ta mới có dự án điện mặt trời lớn đầu tiên. Đó chính là nhà máy quang năng Hội An, Côn Đảo với tổng đầu tư 140 nghìn Euro. Dự án này đã được hoàn thành nối lưới vào điện lực Côn Đảo vào tháng 12/2014.
Ngoài ra tính đến thời điểm hiện tại chỉ có công ty điện lực Việt Nam (EVN) chú trọng đầu tư vào những dự án lớn. Còn các doanh nghiệp thì đang còn rất e ngại nhiều rủi ro nên chưa giám đầu tư. Trong các hộ dân nước ta cũng chỉ mới có rất ít hộ dân đầu tư và sử dụng điện mặt trời.
Vậy tại sao tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam lớn như thế mà chúng ta chưa áp dụng và khai thác được nguồn năng lượng này. Dưới đây chính là những thách thức và khó khăn chúng ta đang gặp phải.
Khó khăn và thách thức khi phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Chí phí đầu tư ban đầu khá cao
Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ban đầu khá cao. Đây có lẽ là khó khăn đầu tiên khi phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Vì đối với các công ty, doanh nghiệp hay hộ gia đình. Họ luôn lo sợ những rủi ro khi bỏ ra một khoản đầu tư khổng lồ để lắp đặt hệ thống. Hơn nữa vì điện mặt trời là một nguồn năng lượng còn khá mới ở nước ta. Nên nó chưa nhận được sự tin tưởng tuyệt đối và mọi người chưa nhận biết được những tiềm năng to lớn nó mang lại.
Vấn đề vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống có công suất lớn
Việc đảm bảo vận hành an toàn và đạt được hiệu quả tốt với những hệ thống điện mặt trời có công suất lớn đang là thách thức không chỉ với điện mặt trời ở nước ta. Đối với những nước đi đầu trong ngành năng lượng tái tạo như Đức cũng đang rất đau đầu về bài toán này.
Như chúng ta đã biết hệ thống điện năng lượng mặt trời sản xuất nguồn điện lên xuống gần như là tức thời. Nó không đảm bảo sự ổn định như những hệ thống khác. Ngoài ra lượng điện sản xuất được gần như phải tiêu thụ hoặc hòa lưới ngay lập tức. Hệ thống dự trữ điện mặt trời khá giới hạn. Chính vì tính chất này mà khi không có nắng điện mặt trời không hoạt động. Lúc này bắt buộc điện lưới phải ngay lập tức bù điện vào phần công suất thiết hụt điện mặt trời. Vì vậy hệ thống này hoạt động rất phức tạp và luôn là bài toán khó để chúng ta nghiên cứu và phát triển.
Lo lắng về chất lượng thiết bị chuyển đổi dòng điện inverter
Một khó khăn nữa được TS Trần Thị Thu Trà của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết. Dòng điện của điện mặt trời sản xuất là dòng điện một chiều. Còn dòng điện cho các tải tiêu thụ điện thông thường của chúng ta là dòng điện xoay chiều. Để biến đổi dòng điện một chiều sang điện xoay chiều chúng ta phải sử dụng bộ inverter. LO lắng của chúng ta là nếu bộ inverter không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống và những người sử dụng.
Tuy nhiên vấn đề này gần như đã được giải quyết. Theo ông Đặng Đình Thống, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam. Hiện nay những thiết bị inverter chuyển đổi dòng điện trên thế giới đã hoàn chỉnh về chất lượng tiên tiến cần có. Hiệu suất lầm việc của các thiết bị này đạt đến hơn 95%. Đặc biệt thiết bị tổn hao nhiên liệu không đáng kể. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể chuyển giao các thiết bị tiên tiến từ nước ngoài cho hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam.
Trên đây là những cơ hội và thách thức để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Hệ thống điện mặt trời không những mang lại những lợi ích kinh tế vượt trội. Mà nó còn có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống xanh, sạch, đẹp cho chúng ta. Vì vậy hãy sử dụng điện mặt trời ngay từ hôm nay. Hãy cùng nhau chúng tay vì một cuộc sống hiện đại và xanh, sạch hơn.