Hòa lưới điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp
Nguồn năng lượng mặt trời mấy năm gần đây đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về các giải pháp điện mặt trời chúng ta đang khai thác. Năm 2017 chính phủ nước Việt Nam đã đưa ra những khuyến khích nhằm phát triển nguồn năng lượng này. Và đặc biệt chú tâm vào giải pháp hòa lưới điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp và các nhà máy điện. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này và những lợi ích to lớn nó mang lại nhé.
Giải pháp hòa lưới điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp
Giải pháp hòa lưới điện mặt trời chính là việc sử dụng hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời thành điện. Sau đó hòa vào cùng điện lưới và cung cấp điện cho các tải tiêu thụ. Vậy vì sao hòa lưới điện mặt trời lại được ưu ái và quan tâm hơn các giải pháp điện mặt trời độc lập ?. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Tham khảo thêm: Hệ thống điện mặt trời độc lập là gì ?
Cấu tạo của điện mặt trời hòa lưới
Nhìn chung tất cả các hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ có 3 bộ phận chính.
- Các tấm pin năng lượng mặt trời: Các tấm pin có nhiệm vụ tiếp thu năng lượng mặt trời và trực tiếp biến đổi nó thành điện năng.
- Bộ kích điện Inverter: Bộ kích điện inverter giúp kích điện một chiều của pin mặt trời lên dòng điện xoay chiều 220V.
- Bộ chuyển nguồn tự động ATS: Bộ chuyển nguồn thông minh này sẽ tự động chuyển nguồn giữa điện mặt trời và điện lưới. Nếu không lắp đặt bộ chuyển nguồn tự động này chúng ta có thể sử dụng chuyển nguồn bằng thủ công.
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới tiến hành thu năng lượng mặt trời và biến thành dòng điện một chiều qua các tấm pin. Sau đó được bộ kích điện inverter kích lên trở thành dòng điện xoay chiều 220V sin chuẩn. Khi điện mặt trời đã có cùng công suất và tần số với điện lưới. Thì hệ thống sẽ tự động hòa điện mặt trời và điện lưới làm một. Cả hai nguồn điện sẽ cùng nhau cung cấp điện cho các tải tiêu thụ.
- Khi công suất điện mặt trời bằng tải tiêu thụ. Thì hệ thống sẽ hoàn toàn sử dụng điện mặt trời để cung cấp điện tiêu thụ.
- Khi công suất điện mặt trời nhỏ hơn công suất của tải tiêu thụ điện. Thì hệ thống sẽ sử dụng điện lưới cung cấp cho tải.
- Khi điện mặt trời sản xuất ra lớn hơn tải tiêu thụ. Thì lượng điện thừa ra sẽ được truyền ngược lên điện lưới. Lượng điện thừa ra sẽ được đồng hồ đo lại và tính tiền theo quy định của chính phủ.
Hòa lưới điện mặt trời hoàn vốn nhanh sinh lợi nhuận tức thì
Đầu tư điện mặt trời hòa lưới vốn dĩ là một phi vụ đầu tư mà ngay từ đầu chúng ta đã thấy được lợi nhuận của nó. Vì sao ư?. Câu trả lời cho chúng ta ở ngay sau đây.
Chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là một hệ thống có chi phí lắp đặt rẻ hơn so với các giải pháp khá. Vì hệ thống sẽ hòa lưới trực tiếp điện mặt trời vào điện lưới. Nên sẽ không mất một khoản khá lớn vào hệ thống ắc quy lưu trữ.
Ví dụ Lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với công suất khoảng 10Kwh. Thì chúng ta cần mỗi Kwh khoảng 4 tấm pin mặt trời loại poly 250wh. Với mức giá hiện nay giao động khoảng trên dưới 4 triệu đồng mỗi tấm. Vậy 10Kwh chúng ta sử dụng hết 40 tấm pin mặt trời. Tổng cộng chi phí mua pin mặt trời hết: 40 x 4000.000 = 160.000.000 đồng.
Chi phí mua bộ kích điện inverter cho hệ thống điện mặt trời công suất 10Kwh giao động trên dưới 50 triệu đồng. Vậy tổng chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất 10Kwh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hết khoảng trên dưới 210 triệu đồng.
Hòa vốn điện mặt trời như thế nào ?
Thông thường một hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ có thời gian hoàn vốn từ 6 đến 10 năm. Tuy nhiên năm 2017 chính phủ đã có những quyết định khuyến khích sử dụng điện mặt trời hòa lưới. Cụ thể chính phủ đưa ra mức gia mua lại điện mặt trời với 2000d/kwh điện. Bên cạnh đó cũng theo nghị định này chính phủ nói rõ sẽ hỗ trợ mỗi kwh điện mặt trời sản xuất ra 2000 đồng. Chính vì vậy mà thời gian hoàn vốn và sinh lợi nhuận khi hòa lưới điện mặt trời sẽ nhanh hơn.
Thời gian hoàn vốn và sinh lợi nhuận
Cụ thể theo khí hậu của nước ta trung bình mỗi ngày sẽ có 4h nắng liên tục. Vậy 10Kwh điện mặt trời mỗi ngày sẽ sản sinh ra được 10 x 4 = 40 Kwh/ ngày. Mỗi tháng doanh nghiệp của bạn sẽ tự sản xuất được 40 x 30 = 1200 kwh điện. Tương đương mỗi năm chúng ta sẽ có được 12 x 1200 = 14.400 kwh/ năm. Vậy trung bình mỗi năm chúng ta tiết kiệm được 14.400 x 2000 = 28.800.000 đồng.
Theo dự thảo của chính phủ về khuyến khích sử dụng điện mặt trời. Thì cứ mỗi kwh điện đươc sản xuất thì chính phủ sẽ hổ trợ thêm 2000 đồng. Vậy trung bính mỗi năm chúng ta tiết kiệm được 28.800.000 x 2 = 57.600.000 đồng. Vậy chỉ cần chưa đầy 4 năm chúng ta đã có thể hòa vốn điện mặt trời.
Tuổi thọ trung bình của các tấm pin mặt trời lên đến 25 năm. Vậy chỉ cần khoảng 4 năm chúng ta có thể lấy lại vốn khi lắp đặt và hòa lưới điện mặt trời. Từ đó về sau chúng ta được sử dụng điện hoàn toàn miễn phí và đây chính là lợi nhuận chúng ta nhận được. Đây chính là lý do chúng tôi nói hòa lưới điện mặt trời là dự án ngay từ lúc đầu tư đã thấy được lợi nhuận.