Bỏ thế độc quyền của EVN, cho mua điện trực tiếp từ nhà máy

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Có 10 phút báo cáo trước Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội chiều nay, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên giải trình xung quanh các vấn đề của thị trường điện.

Theo Bộ trưởng Công thương, thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và Chính phủ, Bộ Công thương đã tiến hành xây dựng Quy hoạch điện VIII bảo đảm cân đối cung cầu, vùng miền và cơ cấu các nguồn điện. Đặc biệt, chú trong xây dựng thị trường phát điện và bán buôn điện cạnh tranh.

Theo đó, thị trường phát điện cạnh tranh được triển khai khá sớm. Nhờ vậy, đến nay có 70% nguồn điện do tư nhân, công ty cổ phần sản xuất. Thị trường mua bán điện cạnh tranh cũng được vận hành từ năm 2019, đến nay EVN không còn là đơn vị duy nhất độc quyền mà có thêm 5 tổng công ty trực tiếp tham gia mua bán điện trên thị trường.

Bộ Công thương cũng đang tiến hành việc chuyển Trung tâm Điều độ điện quốc gia thành công ty TNHH một thành viên vận hành hệ thống điện hạch toán độc lập trong EVN.

Bộ Công thương cũng đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng, là bước đi đầu tiên trong thực hiện thị trường cạnh tranh điện bán lẻ ở nước ta.

• 094816 dong dien thanh cong tram bien ap va duong day 220 500kv ket hop dien mat troi trung nam thuan nam

Hiện Bộ Công thương đã trình Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm cơ chế này từ nay đến năm 2025. Đồng thời trình Chính phú và Quốc hội cho sửa 1 điều của luật Điện lực để tư nhân có thể đầu tư vào phân khúc truyền tải điện.

Về đề xuất gia hạn thời gian cho cơ chế giá FIT (biểu giá điện ưu đãi) đối với các dự án điện gió, Bộ trưởng Công thương chia sẻ với những khó khăn của các chủ đầu tư và các địa phương có dự án chậm tiến độ.

Tuy nhiên, ông cho rằng giá FIT là cơ chế giá hỗ trợ của nhà nước chỉ được hỗ trợ trong thời gian nhất định để khuyến khích trong các lĩnh vực cần đầu tư. Việc kéo dài thời gian hưởng giá FIT là không hợp lý bởi không đúng với bản chất có thời hạn của chính sách hỗ trợ, gây bất bình đẳng với các dự án cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng. Hiện nay giá vật liệu, thiết bị vật tư đầu vào trong lĩnh vực điện gió giảm so với thời điểm ban hành chính sách và tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Nếu kéo dài thời gian hưởng chính sách này có thế gây ra hậu quả về pháp lý, thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và các đối tượng sử dụng điện.

Ngoài ra, khi lấy ý kiến về các nội dung trên Bộ Công thương không nhận được ý kiến thống nhất từ các bộ, ngành và các cơ quan liên quan.

“Hiện Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo các quy định điện gió, điện mặt trời theo luật Đầu tư đối tác công tư. Trong đó, điểm cốt yếu là cơ chế đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư xác định giá điện. Các nhà đầu tư sẽ đàm phán với EVN trong khung giá do Bộ Công thương ban hành, các dự án dở dang sẽ được xem xét giải quyết trong điều khoản chuyển tiếp của dự thảo quyết định nên trên. Đồng thời, Bộ Công thương cũng đang khẩn trương xây dựng khung giá đầu tư điện gió, điện mặt trời làm căn cứ cho nhà đầu tư đàm phán với EVN”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Nguồn: https://thanhnien.vn/bo-the-doc-quyen-cua-evn-cho-mua-dien-truc-tiep-tu-nha-may-post1399600.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR1e0Zy2zbQBh_Sp6odJTgKP8n6Q6K084h8-i5YysBCHIiGwqDqatwLTQNA

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.