Phát triển điện mặt trời – thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát: Xử lý chất thải từ pin năng lượng mặt trời hết hạn – ai chịu trách nhiệm?

Phát triển điện mặt trời – thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát: Xử lý chất thải từ pin năng lượng mặt trời hết hạn – ai chịu trách nhiệm?

Vấn đề xử lý những sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Trần Anh Tấn – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).

Vấn đề xử lý những sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Trần Anh Tấn – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).

Hiện nay, đối với các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường, cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, trong khi trên thực tế, rất nhiều địa phương có các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ. Điều này có thể dẫn tới một hệ luỵ, đó là không lường trước được, cũng như đánh giá trước các tác động về môi trường đối với pin mặt trời khi hết hạn. Ông nhìn nhận thế nào vấn đề này?

– Theo quy định Nghị định số 40/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ, với diện tích nhỏ hơn 50ha thì không phải là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường. Dù vậy, các dự án này vẫn phải thực hiện việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 11, Điều 1 Nghị định số 40/2019 của Chính phủ.

Còn về quản lý, xử lý chất thải rắn, đối với dự án điện mặt trời áp mái quy mô nhỏ, trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải rắn được quy định rất cụ thể.

Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, hoặc chuyển giao cho các đối tượng như: Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp; cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp…

Bộ Công Thương cũng có quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Thông tư số 18/2020. Trong đó, trách nhiệm của chủ đầu tư điện mặt trời phải thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh của các công trình điện mặt trời trong quá trình xây dựng; vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật về môi trường.

Như vậy, trách nhiệm xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời hỏng hóc, thải bỏ là của chủ đầu tư điện mặt trời.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc phát sinh khí thải độc hại, ảnh hưởng đến môi trường, quan điểm của ông thế nào?

– Hầu hết các tấm pin mặt trời đều có tuổi thọ khoảng 25 năm. Trong khi nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Việt Nam là Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân khởi công xây dựng ngày 29.8.2015, khánh thành đầu năm 2019.

Như vậy, tấm pin mặt trời đầu tiên của nước ta hết hạn sử dụng sẽ vào khoảng năm 2040, tức 20 năm nữa, khoảng thời gian đủ dài để các bộ, ngành và các bên liên quan nghiên cứu, xây dựng các giải pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp đối với các tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng phải thải bỏ.

Việc đánh giá, nhận diện các tác động môi trường của các dạng năng lượng mới, trong đó có vấn đề chất thải từ các dự án quang điện là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành Công Thương được xác định tại Quyết định số 1375 ngày 8.9.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 – 2025.

Để triển khai nội dung trên, ngay từ đầu năm 2021, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và xây dựng Đề án quốc gia thiết lập hệ thống thu hồi, xử lý và tái chế tấm pin điện mặt trời thải bỏ, để sớm có thông tin về tác động môi trường của pin năng lượng mặt trời và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

Trong thời gian tới, để đảm bảo việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trước, trong và sau dự án, Bộ Công Thương tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của Bộ Công Thương.

Chất thải từ pin năng lượng mặt trời có phải chất thải nguy hại?

Hiện nay, quy trình xử lý chất thải từ các tấm pin năng lượng mặt trời khi hết hạn như thế nào? Có cần thiết phải có ràng buộc về việc xử lý chất thải của các tấm pin năng lượng khi dự án kết thúc không, thưa ông?

– Về vấn đề xử lý tấm pin năng lượng mặt trời khi hết hạn đã được pháp luật quy định. Theo đó, trách nhiệm xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời hỏng hóc, thải bỏ là của chủ đầu tư điện mặt trời.

Mặc dù trách nhiệm xử lý tấm pin hỏng hóc là do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trước, trong và sau dự án, chúng tôi thường xuyên thực hiện các kiểm tra, giám sát, đánh giá về sự tuân thủ của các chủ đầu tư dự án điện mặt trời, điện mặt trời áp mái.

Ngoài ra, căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt, Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tùy theo phân cấp sẽ thẩm định thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của dự án.

Thưa ông, chất thải từ pin năng lượng mặt trời nguy hại như thế nào?

– Theo SolarTech (USA), tuổi thọ các tấm pin quang điện năng lượng mặt trời (panel PV) kéo dài 20-30 năm, có những tấm pin mặt trời từ những năm 1970, 1980 hiện vẫn còn đang được sử dụng.

Nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường, song phần lớn các sản phẩm đều vượt qua các kiểm tra này và các cơ quan này không đưa pin mặt trời vào diện kiểm soát chất thải nguy hại.

Đối với các biện pháp đối với panel hết hạn, hiện có nhiều biện pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là tách các thành phần vật liệu cấu tạo nên tấm pin năng lượng mặt trời để tái sử dụng, như các tấm thủy tinh thì làm chai lọ, các cell trong tấm pin mặt trời thì được xử lý hóa học để tái sử dụng sản xuất các cell cho tấm pin mới có hiệu suất, hiệu quả cao hơn.

Các quốc gia ở EU đã có quy định tỉ lệ tái chế, tái sử dụng pin mặt trời tại EU là 85%/80%. Ở Nhật Bản không quy định cụ thể về việc xử lý các pin mặt trời hết hạn sử dụng, các tấm pin quang điện nếu phải thải bỏ thì được xử lý như chất thải rắn thông thường, không phải chất thải nguy hại và được tái chế sử dụng. Trung Quốc, Hàn Quốc cũng có đánh giá tương tự như trên.

Như vậy, không có nước phát triển nào coi pin mặt trời là chất thải nguy hại, mà đa phần coi là tài nguyên để làm vật liệu đầu vào để sản xuất pin mặt trời mới, hoặc cho các mục đích khác.

Các thành phần giá trị trong pin, gồm silicon và bạc có thể được tách riêng và tinh chế hiệu quả. Đây cũng là hướng đi một số ít đơn vị tái chế pin mặt trời ở nhiều nước đang nỗ lực khai thác. Việt Nam có thể tận dụng công nghệ của những nước đi tiên phong theo hướng này.

Theo tìm hiểu tất cả các tấm pin năng lượng sau khi hết hạn sử dụng sẽ được trả về nơi bán. Trong khi, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất pin năng lượng này. Việc chủ đầu tư không cần làm thủ tục về môi trường thì vấn đề địa phương rất khó quản lý, ông bà có ý kiến như thế nào?

– Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời gồm: First Solar, Củ Chi; HT Solar, Hải Phòng; IREX Solar, Vũng Tàu; Vina Solar, Lào Cai; IC Energy, Quảng Nam; Trina Solar, Bắc Giang; JA Solar, Bắc Giang; Canadian Solar, Hải Phòng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước về các dự án điện mặt trời áp mái. Các công ty nêu trên đều có chính sách thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai thực hiện nhiệm vụ đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và xây dựng Đề án quốc gia thiết lập hệ thống thu hồi, xử lý và tái chế tấm pin điện mặt trời thải bỏ, để sớm có thông tin về tác động môi trường của pin năng lượng mặt trời và đề xuất các giải pháp quản lý, thu hồi phù hợp.

– Cảm ơn ông!

Nguồn https://laodong.vn/xa-hoi/phat-trien-dien-mat-troi-thua-he-luy-thieu-kiem-soat-xu-ly-chat-thai-tu-pin-nang-luong-mat-troi-het-han-ai-chiu-trach-nhiem-922849.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.