Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Sau bài viết “Cách chế tạo pin mặt trời đơn giản tại nhà” đã được rất nhiều bạn đọc hỏi và phản hồi tích cực, đồng thời cũng rất nhiều bạn thắc mắc về việc tự lắp điện mặt trời. Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa xin phép đưa ra một số hướng dẫn:
Hầu hết để tự lắp điện mặt trời thì khách hàng nên chọn và sử dụng hệ thống điện mặt trời loại công suất bế dành cho gia đình, các bạn có thể xem các gói điện mặt trời cho gia đình tại bài viết: Xem thêm: [Giới thiệu và Tư vấn ] Lắp điện mặt trời cho gia đình với hệ thống giá rẻ
Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa – Viết bởi dũng DX
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta. Hiện nay khi các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang cạn kiệt dần. Thì hệ thống điện mặt trời càng được khai thác và phát triển nhiều hơn. Ngoài là nguồn điện sạch thì điện mặt trời cũng đang mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực nhất cho các gia đình và doanh nghiệp. Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời một cách đơn giản và mang lại được hiệu quả vượt trội nhất.
Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình
Hiện nay chính phủ đã đưa ra những khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Chính vì vậy hiện nay nó đang được đông đảo bà con ưu ái sử dụng. Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cũng cực kỳ đơn giản. Chúng ta không cần quan tâm đến hệ thống điện năng hiện tại trong gia đình.
Còn để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chúng ta cần tính toán lại tất cả các tải sử dụng điện. Hơn nữa tùy vào tình trạng gia đình hiện tại mà chúng ta sẽ tính toán và lắp đặt hệ thống khác nhau. Đối với gia đình mới xây xong hoặc đang xây chúng ta sẽ có cách tính toán và lắp đặt hệ thống khác. Và đối với gia đình đã có hệ thống điện năng ổn định và đã sử dụng lâu dài chúng ta sẽ có cách lắp đặt khác.
Đối với ngôi nhà mới xây và đang xây
Tự lắp đặt điện mặt trời độc lập cho gia đình
Đối với các ngôi nhà vừa mới xây và đang xây có nhu cầu tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Thì sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Đầu tiên đối với hệ thống điện mặt trời độc lập. Bạn chỉ cần lên danh sách và tính toán lượng điện cần thiết mà các tải tiêu thụ cần thiết. Sau đó lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp và cung cấp điện cho toàn tải. Vì hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chỉ sử dụng nguồn điện mặt trời để cung cấp cho toàn tải. Chính vì vậy mà quá trình tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đơn giản hơn.
Tự lắp đặt điện mặt trời hòa lưới cho gia đình
Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, chúng ta phải lên kế hoạch sử dụng điện mặt trời cho một số thiết bị điện như đèn, ổ cắm… Hay bạn muốn tất cả các phụ tải trong gia đình đều sử dụng điện mặt trời.
Nếu bạn muốn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cung cấp điện cho tất cả các phụ tải. Bạn cũng không cần quá cầu kỳ đến quá trình thi công và lắp đặt hệ thống điện. Mà chúng ta cứ lắp đặt các hệ thống điện như bình thường. Trước tiên chúng ta phải lên danh sách tất cả các phụ tải và công suất của tải có nhu cầu sử dụng điện mặt trời. Sau đó chúng ta lắp đặt thêm cầu dao 2 ngả để cách ly nguồn điện mặt trời và điện lưới ra.
Hoặc chúng ta có thể lắp đặt thêm tủ điện ATS có bộ chuyển đổi nguồn điện tự động. Bình thường chúng ta ưu tiên sử dụng điện mặt trời cho toàn tải. Đến khi điện mặt trời không đủ cung cấp thì hệ thống sẽ tự động chuyển nguồn sang sử dụng điện lưới. Mà không cần chúng ta phải điều chỉnh hệ thống bằng tay.
Đối với nhưng gia đình chỉ có nhu cầu sử dụng điện mặt trời cho một số phụ tải như đèn chiếu sáng, ổ cắm… Thì chúng ta cũng lắp đặt hệ thống điện bình thường. Sau đó lắp đặt cầu dao 2 ngả hoặc tủ điện ATS để tách riêng nhánh điện cần sử dụng điện mặt trời ra.
Đối với ngôi nhà đã có hệ thống điện lưới ổn định
Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho ngôi nhà đã có hệ thống điện lưới ổn định khác phức tạp. Chúng ta cần tính toán lại tất cả hệ thống để cắt bớt các phụ tải cấp điện mặt trời riêng ra. Hoặc phải thiết kế đường dây lắp đặt hệ thống điện mặt trời mới. Vì mỗi gia đình có một hệ thống điện khác nhau. Chính vì vậy mỗi gia đình sẽ có một cách lắp đặt điện mặt trời khác nhau. Nếu bạn không phải người chuyên nghiệp thì khó mà tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời được.
Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp
Để Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp. Chúng ta cũng chia ra theo quy mô của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa lắp đặt hệ thống điện riêng biệt. Thì chúng ta tính toán và lắp đặt như điện gia đình ở trên. Còn đối với các doanh nghiệp đã có hệ thống điện ổn định và các doanh nghiệp lớn. Thì chúng ta cần có sự tư vấn của các chuyên gia chuyên nghiệp.
Do khí hậu thuận lợi nên những khoảng thời gian nắng ở nước ta rất thuận tiện cho việc hấp thụ nguồn năng lượng mặt trời có sẵn. Hầu hết mọi người đều biết ưu điểm của loại năng lượng này song không phải ai cũng biết cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời sao cho để hấp thụ tối đa công suất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết này!
Những vật liệu cần thiết để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời
Các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm pin silic có khả năng hấp thụ hoàn toàn ánh sáng mặt trời, biến quang năng thành điện năng sử dụng.
Bộ sạc điện: Có chức năng điều tiết sạc cho ắc quy, bảo vệ ắc quy chống nạp quá tải hoặc xả quá sâu để kéo dài tuổi thọ sử dụng của bình ắc quy đồng thời giúp quá trình lắp đặt hệ thống sử dụng hiệu quả và dài lâu.
Bộ kích điện: Thiết bị này dùng để biến đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều, thích hợp dùng với mọi thiết bị điện trong gia đình có điện áp 220V. Người dùng cũng có thể sử dụng 2 loại bộ kích điện phù hợp với từng loại thiết bị như là:
- Sin mô phỏng dùng cho bóng đèn, ti vi, máy tính…
- Sin chuẩn dùng cho các thiết bị máy lạnh, quạt, máy bơm…
Bình ắc quy: Đây là nơi lưu trữ dòng điện dùng khi ban đêm hoặc khi bị mất điện.
Ngoài ra, chúng ta cần phải có thêm hệ thống phát điện dự phòng có thể hoạt động liên tục được từ 1 – 1,5 ngày với điều kiện không sử dụng điều hòa.
Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời
Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời khá đơn giản bởi bộ chuyển đổi của hệ thống sẽ luôn đảm bảo cho nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời. Bộ chuyển đổi điện cũng có các chế độ thông minh, tự đồng bộ pha để kết nối điện năng giữa pin mặt trời và điện lưới. Nhờ thế mà nó sẽ ưu tiên sử dụng điện năng từ mặt trời để cung cấp cho các tải sử dụng. Nếu thiếu thì sẽ dùng 1 phần từ điện lưới. Điều này giúp người dùng sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời do pin tạo ra.
Các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt ở nóc nhà, cột, vách tường kính… sao cho pin nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong mọi điều kiện thời gian, môi trường, không gian. Cách lắp pin năng lượng mặt trời phải đảm bảo hệ thống tiếp nhận năng lượng hiệu quả, tối đa quanh năm. Vì thế khi lắp đặt cần phải đặt hệ thống vuông góc với ánh sáng mặt trời, loại bỏ hoàn toàn các vật ngăn chặn ánh sáng như cây cối, nhà cao tầng…
Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời hiệu quả đó là bạn phải theo dõi đường đi của tia sáng để xác định vị trí và hướng tối ưu cho các tấm pin. Nếu không hệ thống của bạn sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể. Để làm tốt điều này, một số nơi lắp đặt còn dựa vào số liệu thống kê nguồn tài nguyên năng lượng ở từng khu vực trên trái đất giúp người dùng thiết lập đúng và cài đặt các tấm pin bằng cách theo dõi vị trí của mặt trời trong suốt 1 năm.
Một điều nữa trong cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời đó là người dùng nên định kỳ bảo dưỡng dàn pin bằng cách lau rửa bụi bẩn để dàn pin luôn đạt hiệu suất cao nhất.
Sử dụng năng lượng mặt trời là giải pháp nhằm tiết kiệm điện và giúp môi trường sống trong lành, xanh sạch hơn. Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng vì thế các hộ gia đình cũng hoàn toàn có thể sử dụng.
Lưu ý khi lựa chọn công suất pin mặt trời
Thêm một lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời đó là lựa chọn công suất của những tấm pin như thế nào cho phù hợp. Chúng ta cứ nghĩ việc lựa chọn công suất của những tấm pin mặt trời cần phải bằng với công suất danh định của thiết bị biến tần inverter. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì chúng ta nên lựa chọn cống suất của hệ thống pin mặt trời cao hơn.
Chúng ta nên lựa chọn công suất pin mặt trời cao hơn công suất của biến tần inverter
Vì công suất danh định được dán trên những tấm pin mặt trời được lấy từ điều kiện tiêu chuẩn của các phòng nghiên cứu. Nghĩa là thông số được ghi trên tấm pin mặt trời được lấy trong mức cường độ bức xạ là 1000W/m2 và nhiệt độ 25 độ C.
Trong khi trên thực tế nhiệt độ và lượng bức xạ nhiệt hầu như không đạt được công suất danh định như nghiên cứu. Vì thời tiết nước ta thường thay đổi theo mùa nên bức xạ nhiệt thấp hơn còn nhiệt độ thường cao hơn tiêu chuẩn. Nếu có đạt được điều kiện tiêu chuẩn của tấm pin thì cũng chỉ trong thời gian ngắn.
Khi nhiệt độ tăng lên cao hơn 25 độ C thì công suất của tấm pin sẽ giảm xuống. Tùy theo thương hiệu pin mặt trời mà hệ số suy giảm này sẽ khác nhau tuy nhiên mức độ giảm thường từ 0.25 đến 0.5%. Nhiệt độ lên càng cao thì mức độ suy giảm càng cao và hiệu suất tấm pin sẽ càng giảm.
Thêm một lý do nữa chúng ta nên lắp đặt công suất của tấm pin mặt trời cao hơn công suất biến tần là trong thời gian sử dụng những tấm pin sẽ bị bám bụi bẩn, lá cây hay vướng những bóng râm nên hiệu suất của tấm pin cũng sẽ giảm sút so với điều kiện tiêu chuẩn.
Tham khảo thêm: Cách đấu nối dây pin năng lượng mặt trời
Tính toán lượng Oversize khi lắp đặt pin mặt trời
Nếu như tổng công suất của hệ thống pin năng lượng mặt trời lớn hơn công suất định mức của inverter thì chúng ta gọi với thuật ngữ oversize. Vậy chúng ta có bắt buộc phải lắp đặt oversize không? Tất nhiên là không nhất thiết, tuy nhiên việc tính toán lắp đặt oversize khoa học sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho toàn hệ thống điện mặt trời.
Khi tính toán lượng oversize chúng ta cần dựa vào thông số kỹ thuật của mỗi hãng inverter. Vì mỗi thương hiệu biến tần sẽ cho phép chỉ số oversize khác nhau và thường được ghi cụ thể như: “DC power max”, “PV Max” … Các hãng inverter thường cho phép over từ 10% đến 30% theo công suất danh định.
Ngoài ra dựa vào điều kiện thực tế lắp đặt hệ thống tại từng khu vực khác nhau mà lượng over có thể cao hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên với thời tiết ở Việt Nam ta thì khu vực miền nam phù hợp ở khoảng 10-20% oversize, miền bắc từ 15-30% oversize.
Ví dụ: Bạn lắp đặt hệ thống pin mặt trời công suất 10Kwp thì có thể lắp luôn biến tần inverter 10kw mà không cần tính oversize. Hoặc bạn tối ưu hệ thống bằng oversize bằng cách chọn lắp biến tần công suất 8kw hoặc 9kw để giảm chi phí và vẫn bảo đảm được sản lượng điện năng giống như lắp biến tần công suất 10kw.
Vì theo khảo sát thực tế hiện nay thì công suất tối đa của những tấm pin mặt trời chỉ đạt được khoảng 85% vào lúc giữa trưa nắng tốt. Nghĩa là nếu bạn lắp tấm pin 1kwp thì chỉ tạo ra được 850w điện năng vào buổi trưa còn các thời điểm khác sẽ thấp hơn.
Biểu đồ thực tế của hệ thống 1.92kwp pin măt trời và inverter 1.5kW (tỷ lệ oversize là 28%)
Hãy liên hệ ngay với Phú Gia nếu bạn muốn sở hữu một hệ thống điện mặt trời hiệu quả và chất lượng nhất cho gia đình mình!
Công ty TNHH Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa
- Địa chỉ: 592 Lê Hồng Phong,Phường Phước Hải, TP Nha Trang
- Điện thoại: (028) 666 01414
- Website: https://gpsolar.vn/
- Email: [email protected] – [email protected]
Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình và doanh nghiệp mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website: gpsolar.vn hoặc qua số hotline: 0337499888. Để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời riêng biệt cho gia đình và doanh nghiệp bạn nhé.