Điện than khó huy động vốn dù có “vắt” sang Quy hoạch Điện VIII

Hàng nghìn MW điện gió và điện gió ngoài khơi bị nhấc ra khỏi Quy hoạch Điện VIII. Ảnh: GWEC

Điện than khó huy động vốn dù có “vắt” sang Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và sẽ tăng hơn 3.000 MW.

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và sẽ tăng hơn 3.000 MW.

Lý giải việc tăng tỉ trọng nguồn điện than

Sở dĩ có sự thay đổi cơ cấu công suất nguồn điện như vậy, theo lý giải của Bộ Công Thương, các nhà máy nhiệt điện than mới, đưa vào vận hành trong giai đoạn này đều là các nhà máy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh. Điều này phù hợp với các kết quả tính toán với kịch bản phụ tải cơ sở tới năm 2030.

Bộ Công Thương cho biết, ở dự thảo trước tại tờ trình số 1682 ngày 26.3.2021, tổng công suất đặt các nguồn điện năm 2030 tại phương án phụ tải cơ sở là 138.700MW.

Như vậy, với kết quả dự báo phụ tải năm 2030 phương án cơ sở 86.500 MW thì mức dự phòng thô hệ thống điện tương ứng 37,7%. Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, tỉ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất đặt nguồn điện như vậy là quá lớn sẽ gây áp lực tới đầu tư, làm lãng phí chung của toàn hệ thống điện.

“Quan điểm trong rà soát là xây dựng phát triển nguồn điện tương ứng với các kịch bản phụ tải, xem xét tới việc giảm công suất đặt các nguồn điện, đảm bảo tỉ trọng điện năng lượng tái tạo hợp lý nhằm giảm tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện lực.

Đồng thời bố trí nguồn điện đảm bảo cao nhất khả năng tự cân đối nội vùng và nội miền, tránh truyền tải xa; khai thác tối đa khả năng truyền tải hiện có, hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045″, Bộ Công Thương nêu.

Điện than khó huy động vốn

Bình luận về sự thay đổi trong cơ cấu nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII so với dự thảo trước tại tờ trình số 1682, trao đổi với Lao Động, đại diện Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, một số dự án điện than phải chuyển tiếp từ Quy hoạch Điện VII sang Quy hoạch Điện VIII là do những khó khăn về tiến độ cũng như khả năng huy động vốn.

Trong thời gian gần đây, việc huy động vốn cho các dự án nhiệt điện than từ các tổ chức tài chính công, cũng như tư nhân ngày càng khó khăn và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Hàng nghìn MW điện gió và điện gió ngoài khơi bị nhấc ra khỏi Quy hoạch Điện VIII. Ảnh: GWEC
Hàng nghìn MW điện gió và điện gió ngoài khơi bị nhấc ra khỏi Quy hoạch Điện VIII. Ảnh: GWEC 

Do đó, nhiều khả năng các vấn đề về tiến độ dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch Điện VII  sẽ khó có khả năng giải quyết, kể cả khi được chuyển tiếp sang Quy hoạch Điện VIII, đặc biệt trong bối cảnh Châu Á cũng đang chuyển dịch sang hướng giảm phát thải tiến tới trung hòa carbon trong tương lai gần.

“Các dự án nhiệt điện than được chuyển tiếp từ Quy hoạch Điện VII sẽ tiếp tục gặp thách thức trong việc thu hút tài chính. Các dự án này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trễ hẹn trong bối cảnh cộng đồng tài chính quốc tế đang quyết tâm rút lui khỏi các dự án năng lượng hóa thạch. 

Chính vì vậy, đây là thời điểm quan trọng để Chính phủ Việt Nam đưa ra quyết định chiến lược về việc đẩy mạnh vai trò của điện gió ngoài khơi trong hệ thống năng lượng, với mục tiêu đa dạng hóa các nguồn năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong trường hợp có dự án chậm tiến độ”, GWEC cho hay.

Trao đổi với Lao Động, ông Ian Hatton – Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy, chủ đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind – cho hay, điện gió hiện nay không chỉ giới hạn trong việc tạo ra điện năng, kết nối lưới điện quốc gia, mà còn được tích hợp với hệ thống điện phân nước, độc lập với lưới điện, tạo ra nhiên liệu khí hydro, thay thế nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho phát điện từ các nhà máy tuốc bin khí, giao thông vận tải, hóa chất, tích trữ năng lượng.

Tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam cho phép Việt Nam phát triển đồng bộ các mục tiêu trên, không chỉ phục vụ trong nước mà tiến tới xuất khẩu khí nhiên liệu hydro xanh. 

“Chúng tôi đã đề xuất nội dung này tới Chính phủ và Bộ Công Thương. Đó cũng là các lý do mà Nhóm Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị nâng công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam đến năm 2030 là 10GW đến 20GW so với dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện nay”, ông lan Hatton chia sẻ.

Nguồn https://laodong.vn/kinh-te/dien-than-kho-huy-dong-von-du-co-vat-sang-quy-hoach-dien-viii-953807.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.