Cảnh báo “chạy” dự án điện mặt trời, rồi bán tháo sản phẩm ở Đắk Lắk

Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk. Ảnh minh họa: B.T

Cảnh báo “chạy” dự án điện mặt trời, rồi bán tháo sản phẩm ở Đắk Lắk

Đang có nhiều chủ đầu tư ở địa phương khác vào triển khai xây dựng các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn rồi bán lại, trong khi chất lượng công trình, khả năng vận hành như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có ai kiểm chứng.

Đang có nhiều chủ đầu tư ở địa phương khác vào triển khai xây dựng các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn rồi bán lại, trong khi chất lượng công trình, khả năng vận hành như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có ai kiểm chứng.

Một bạn đọc báo Lao Động có tên L.H.C (TP.Buôn Ma Thuột) chia sẻ, điện mặt trời mới bùng lên tại Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung chỉ ít năm trở lại đây, chưa có một cơ quan chuyên môn nào có thể thẩm định chính xác chất lượng pin thực tế có bảo hành được từ 10 năm đến 20 năm hay không, và cũng chưa có dự án nào tồn tại đến từng đó năm để xác thực vấn đề này.

Ngoài ra, những nhà đầu tư dự án hay người mua lại sản phẩm cũng chẳng biết xử lý pin “phế thải” sau khi hết hạn sử dụng như thế nào. Đó là chưa kể đến trong quá trình sử dụng hư hỏng, sự cố, cháy nổ rất có thể xảy đến nếu không được duy tu, bảo trì.

Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk. Ảnh minh họa: B.T
Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk. Ảnh minh họa: B.T

Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk chủ trì (phối hợp với điện lực, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) đã đi thực tế, rà soát hồ sơ của 40 hệ thống ĐMTMN lắp trên các công trình dân dụng, nhà xưởng, trang trại nông nghiệp có quy mô khá lớn ở 15 huyện, thị xã và thành phố. Trong đó, có 28 trang trại nông nghiệp, 5 công nghiệp, 6 dân dụng, 1 hệ thống hạ tầng.

Trong đó, có nhiều trang trại chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa thực hiện việc chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác để làm trang trại mà mới đăng ký nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp khác, gửi UBND huyện tổng hợp trình cấp thẩm thẩm quyền phê duyệt… nhưng đã xây dựng mái lắp đặt hệ thống ĐMTMN.

Một số chính quyền địa phương có văn bản đồng ý cho cá nhân, tổ chức chủ trương, xây dựng trang trại, cấp phép xây dựng trang trại trên đất trồng cây lâu năm, chưa đúng mục đích sử dụng đất, như quy hoạch.

Ở Đắk Lắk đang có hàng loạt dự án điện mặt trời được xây dựng trái phép, thiếu các giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan. Ảnh minh họa: B.T
Ở Đắk Lắk đang có hàng loạt dự án điện mặt trời được xây dựng trái phép, thiếu các giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan. Ảnh minh họa: B.T
Ở Đắk Lắk đang có hàng loạt dự án điện mặt trời được xây dựng trái phép, thiếu các giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan. Ảnh minh họa: B.T

Như vậy, thực trạng doanh nghiệp, cá nhân “chạy” dự án, triển khai xây dựng ĐMTMN trái phép trên đất nông nghiệp ở Đắk Lắk là có thật. Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng kỹ thuật, khả năng vận hành lâu dài của dự án của cơ quan có thẩm quyền còn khá hạn chế. Tại một số dự án, chủ đầu tư xây dựng, hoàn thiện dự án nhanh chóng rồi rao bán lại cho những người có nhu cầu để kiếm lời, trong khi chất lượng công trình thực tế vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Ông Hà Văn Chương – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk cũng thừa nhận rằng, thật ra các hướng dẫn về kỹ thuật, chất lúng túng chứ không phải riêng khách hàng. Bởi, điện mặt trời còn mới về chất lượng vật liệu thì trăm sự nhờ vào công ty sản xuất (ở nước ngoài – PV) và hải quan kiểm tra, cho phép nhập vào thì doanh nghiệp, cá nhân được quyền mua, thấy cái nào tốt thì dùng.

“Qua nghiệm thu thì đến nay, điện lực tỉnh chỉ tiến hành test các thông số kỹ thuật khi lắp đặt vận hành gồm có 7 mục (theo chỉ dẫn theo thông tư đã ban hành của Bộ Công thương).

Còn đối với chất lượng, khả năng vận hành được lâu dài được bảo đảm hay không thì rất khó kiểm chứng, chỉ có bảo hành từ đơn vị bán hàng. Cần nhấn mạnh việc kiểm tra chuẩn xác thì vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng.

Việc người dân, doanh nghiệp mua lại điện mặt trời lo lắng chất lượng dự án có sử dụng được lâu dài được hay không là rất có cơ sở. Bởi, việc bảo hành sử dụng từ 10 đến 20 năm cũng chỉ là thông tin của phía nhà sản suất, phân phối mà thôi”, ông Chương nhấn mạnh.

Ông Lưu Văn Khôi – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk – phản hồi rằng, đang kiểm tra, rà soát lại nếu phát hiện đơn vị nào “chạy” dự án, thủ tục làm các giấy tờ chưa đúng theo quy định và đã triển khai xây dựng, vận hành sẽ bị xử lý nghiêm.

Như Báo Lao Động đã đưa tin, thời gian qua, rất nhiều nhà đầu tư các công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở Đắk Lắk rao bán dự án tràn lan trên mạng xã hội hoặc qua trung gian là các “cò đất”, môi giới bất động sản và gây ra những hệ luỵ cho người mua nếu thiếu hiểu biết. Có dự án với công suất lên đến 10 MW, với giá thị trường lên đến 17 tỉ/MW.

Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản gửi Sở Công thương tỉnh yêu cầu làm rõ thông tin Báo Lao Động phản ánh trong bài viết: “Rao bán tràn lan nhiều dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk trên mạng xã hội” đăng tải hôm 16.7.

Nguồn https://laodong.vn/ban-doc/canh-bao-chay-du-an-dien-mat-troi-roi-ban-thao-san-pham-o-dak-lak-932727.ldo

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.