Cách chống sét cho hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam

• chong set cho he thong dien mat troi

Cách chống sét cho hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Vì sao phải chống sét cho hệ thống điện năng lượng mặt trời ?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và sạch sẽ mà chúng ta được thừa hưởng từ thiên nhiên. Bên cạnh thủy điện, phong điện thì năng lượng mặt trời ngày càng được thay thế cho các nguồn năng lượng khác kém thân thiện với môi trường sống trên trái đất.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhiều người dùng hơn nên giá thành của nó ngày càng được giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống khác, các chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống vẫn còn khá tốn kém.

Chi phí đầu tư, thời gian sử dụng, hiệu quả thu được là những bài toán luôn được cân nhắc. Hầu hết các nhà sản xuất module quang điện đều cam kết sản phẩm của họ bảo hành đến 20 năm, lợi tức đầu tư cũng được tính trên thời hạn này, tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua vài tác động có thể làm suy giảm hiệu quả và thời gian hoạt động của hệ thống.

chong set cho he thong dien mat troi | Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa

Một trong các rủi ro đó chính là sét đánh – một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.

Vì sao ?

Hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thành phần chính là : tấm /panel tế bào quang điện, dây dẫn, bộ điều khiển, Invertor, bộ chuyển đổi, bình ac-quy … tất cả đều được liên kết điện với nhau nên mỗi khi bộ phận này có rủi ro thì sẽ ảnh hượng đến các thành phần khác. Mặc khác, các tấm panel và dây dẫn luôn nằm ngoài trời (ở vùng trống trải, trên cao), có thể hòa mạng với hệ thống điện AC nên khả năng bị sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp xuống hệ thống là rất lớn (xem tác động do sét đánh).

  • Tác động trực tiếp : Gây cháy nổ cho các tấm pin mặt trời, các đường dây hoặc bộ điều khiển
  • Tác động gián tiếp : Tạo các xung điện quá áp đột biến có thể lan truyền trên các đường dây nguồn DC từ tấm pin về, dây tín hiệu cảm biến, dây nguồn AC nối ra lưới và các tải tiêu thụ.

Hậu quả nếu bị ảnh hưởng sét là gì ?

Các tế quang điện và các thành phần khác sẽ bị hư hỏng ngay lập tức khi bị sét đánh vào, hoặc tối thiểu cũng bị suy giảm hiệu suất hoạt động của chúng do tác động của quá áp lan truyền gây ra. Kết quả cuối cùng là thời gian sử dụng sẽ bị rút ngắn lại, tốn kém chi phí thay thế và sửa chữa, hiệu suất đầu tư sẽ không còn như tính toán ban đầu, và đặc biệt là sự gián đoạn của hệ thống sẽ gây ảnh hưởng cho các hoạt động khác.

chong set truc tiep cho he thong dien nang luong mat troi | Quỳnh An Solar Nha Trang Khánh Hòa

Giải pháp cơ bản để bảo vệ chống sét cho hệ thống PV

Như vậy, để chống lại sự tác động của sét đánh ta cần phải có giải pháp bảo vệ tổng thể và đầy đủ gồm:

  • Bảo vệ bên ngoài bằng hệ thống chống sét trực tiếp (tức là không để sét đánh trúng vào hệ thống PV)
  • Bảo vệ chống xung quá áp đột biến lan truyền trên đường dây DC, AC & Tín hiệu.
  • Hệ thống nối đất đảm bảo kỹ thuật.

Đó là giải pháp chống sét chung, còn cụ thể thì phải đáp ứng phù hợp với các đặc điểm riêng của mỗi hệ thống.

Trước khi thiết kế một giải pháp chống sét cho hệ thống điện mặt trời cần xem xét:

  • Mật độ sét, hệ số rủi ro và cường độ sét trong khu vực nhiều hay ít ?
  • Hệ thống đã trang bị cột thu lôi chống sét trực tiếp chưa ?
  • Quy mô lớn hay nhỏ, dân dụng hay công nghiêp ?
  • Điện áp định mức và tối đa bao nhiêu ?
  • Hệ thống độc lập hay hòa mạng ?
  • Có nằm trong khu công nghiệp hay không ?
  • Hệ thống tiếp đất như thế nào … ?

Từ các thông tin cơ sở trên thì chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp tổng thể phù hợp một cách an toàn với chi phí thấp nhất.

 

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình 0 / 5. Số lần đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.